Thứ Hai, ngày 9 tháng 9 năm 2024, 06:16:49 SA, GMT +07:00


Thứ Ba, 17/5/2016
Quy định bổ sung chi phí dự phòng vào giá dự thầu
Giá dự thầu của nhà thầu phải bao gồm tất cả chi phí cho các yếu tố rủi ro, chi phí trượt giá có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng và được phân bổ vào trong đơn giá của nhà thầu, nhà thầu không được chào riêng phần chi phí dự phòng.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Dantri.com.vn)

Ông Nguyễn Hồ Thanh Hải (Quảng Nam) hỏi: Hiện nay, việc xác định chi phí trong quá trình lựa chọn nhà thầu thực hiện theo Nghị định số63/2014/NĐ-CP hay theo Quyết định số 957/QĐ-BXD?

Khi lập kế hoạch đấu thầu phần giá gói thầu (đối với hợp đồng trọn gói) bao gồm cả phần dự phòng trượt giá và dự phòng khối lượng phát sinh. Khi nhà thầu bỏ thầu phần trượt giá họ đã tính trực tiếp vào giá vật liệu, nhân công, ca máy; còn phần dự phòng khối lượng phát sinh nhà thầu chào theo tỷ lệ % trong bảng phân tích đơn giá. Ông Hải muốn biết, như vậy có phù hợp không?

Theo Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT hồ sơ mời thầu phải quy định rõ nội dung và nguyên tắc sử dụng chi phí dự phòng để làm cơ sở cho nhà thầu chào thầu, ký kết và thực hiện hợp đồng, nhưng trong 2 mẫu hồ sơ mời thầu kèm theo Thông tư thì không có hướng dẫn về nội dung này. Vậy nếu quy định bổ sung chi phí dự phòng thì bổ sung thế nào và nguyên tắc sử dụng như thế nào cho phù hợp?

Về vấn đề ông Hải hỏi, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời như sau:

Khi xây dựng giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải tuân thủ theo quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 35 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13.

Việc xác định các chi phí dự phòng phải căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành, chủ đầu tư căn cứ vào quy mô, tính chất của gói thầu để xác định mức chi phí dự phòng cho các yếu tố rủi ro và chi phí trượt giá cho phù hợp.

Trường hợp đối với các gói thầu đã xác định chính xác số lượng, khối lượng công việc và có thời gian thực hiện hợp đồng ngắn thì có thể áp dụng mức chi phí dự phòng thấp hoặc bằng không trên cơ sở bảo đảm phù hợp với quy định về cách xác định chi phí dự phòng.

Khoản 3, Điều 5 Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT hướng dẫn, đối với hợp đồng trọn gói, nhà thầu phải tính toán và phân bổ chi phí dự phòng vào trong giá dự thầu; không tách riêng phần chi phí dự phòng mà nhà thầu đã phân bổ trong giá dự thầu để xem xét, đánh giá trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu về tài chính, thương mại.

Theo đó, khi tham dự thầu nhà thầu phải nghiên cứu, tính toán toàn bộ các chi phí để đưa ra giá dự thầu phù hợp với lợi thế của mình, giá dự thầu của nhà thầu phải bao gồm tất cả các chi phí cho các yếu tố rủi ro và chi phí trượt giá có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng và được phân bổ vào trong đơn giá của nhà thầu, nhà thầu không được chào riêng phần chi phí dự phòng.

Theo baoxaydung.com.vn

TIN NỔI BẬT

VIDEO CLIP
Tổng Công Ty Xây Dựng Hà Nội - Bộ Xây Dựng
THƯ VIỆN ẢNH
Hội trường Ba Đình Mới
Trụ sở Bộ Công an
Khách sạn Sofitel Plaza
Khu Đoàn Ngoại giao
Trung tâm hội nghị quốc gia